Hàng loạt tập đoàn quốc tế đổ bộ, thị trường BĐS Bến Cát, Tân Uyên trở nên hấp dẫn

  Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Bình Dương đạt gần 1,5 tỉ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2018 và đã vượt kế hoạch cả năm 2019. Đáng chú ý, các dự án này chủ yếu tập trung trong các khu […]

 

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Bình Dương đạt gần 1,5 tỉ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2018 và đã vượt kế hoạch cả năm 2019.

Đáng chú ý, các dự án này chủ yếu tập trung trong các khu công nghiệp tại Bến Cát, Tân Uyên, khiến thị trường bất động sản khu vực này trở nên hấp dẫn hơn.

Bến Cát trở thành trung tâm công nghiệp lớn ở Bình Dương

6 tháng đầu năm 2019, có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vào Bình Dương với tổng vốn đầu tư đạt gần 1,5 tỉ USD; tăng 70% so với cùng kỳ năm 2018 và đã vượt kế hoạch cả năm 2019. Tính lũy kế đến thời điểm hiện tại, Bình Dương có hơn 3.600 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 33 tỉ USD. Trong đó, thị xã Bến Cát thu hút 3.249 dự án đầu tư, có 2.679 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư gần 28.000 tỷ đồng và 570 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 6,1 tỷ USD.

Đáng chú ý, nếu như thời điểm trước năm 2019, các khu công nghiệp lớn tại Thuận An, Dĩ An là điểm hút đầu tư. Thì bắt đầu tư năm 2019, các khu công nghiệp lớn tại Bến Cát, Tân Uyên và các khu vực lân cận như Mỹ Phước 1-2-3, VSIP 2… lại là điểm đến số một của các tập đoàn lớn thế giới.

Theo TS Trần Nguyễn Minh Hải, chuyên gia địa ốc TP.HCM: Hiện tại, UBND Bình Dương có chủ trương tập trung phát triển các khu công nghiệp tại Bến Cát và khu vực lân cận như Tân Uyên, song song đó, ngưng mở rộng các khu công nghiệp tại Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một.

Bến Cát hiện có 4/10 khu công nghiệp lớn ở Bình Dương, tính cả khu vực lân cận trong bán kính 10km quanh Bến Cát thì địa phương này đang có 5/10 khu công nghiệp lớn ở Bình Dương với VSIP II (1.700 ha), Mỹ Phước 3 (gần 700 ha), Mỹ Phước 2 (800 ha), Mỹ Phước 1 (gần 500 ha). Các khu công nghiệp này quỹ đất còn nhiều, hạ tầng được đầu tư đồng bộ.

Ghi nhận tại các khu công nghiệp lớn tại Bến Cát, bên cạnh các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất như các năm trước, điểm mới của năm nay là đã xuất hiện nhiều hơn các nhà đầu tư quy mô lớn vào các lĩnh vực công nghệ, nhà xưởng cho thuê, bất động sản… Điển hình một số dự án lớn như: dự án cung cấp dịch vụ internet do Tập đoàn NTT (Nhật Bản) với vốn đăng ký 171 triệu USD; hai dự án bất động sản công nghiệp cho thuê quy mô lớn của Công ty TNHH phát triển công nghiệp BW Thới Hòa (liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC và Quỹ đầu tư Warburg Pincus)với tổng vốn 105,8 triệu USD.

Tháng 7-2019, Tetra Pak – một tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp đóng gói và chế biến thực phẩm hàng đầu thế giới, đã khánh thành nhà máy với quy mô lên tới 120 triệu Euro. Dự án của Công ty TNHH KyungBang Việt Nam tăng thêm 84 triệu USD; dự án sản xuất đồ gỗ của Công ty TNHH Timberland đăng ký tăng thêm 50 triệu USD; dự án sản xuất các sản phẩm từ gỗ của Công ty TNHH KNI Investors Việt Nam đăng ký tăng thêm 30,1 triệu USD, Tập đoàn Cargill (Hoa Kỳ) chính thức khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi với tổng vốn đầu tư 28 triệu USD tại Bình Dương nhằm phục vụ nhu cầu của người chăn nuôi gia súc, gia cầm tại khu vực phía Nam…

Thị trường bất động sản Bến Cát ngày càng trở nên hấp dẫn

Bình Dương là "thủ phủ công nghiệp", mọi lĩnh vực tại Bình Dương, kể cả thị trường bất động sản đều xoay quanh các khu công nghiệp. Khu vực nào tập trung nhiều khu công nghiệp, khu vực đó sẽ phát triển sầm uất.

 

Xem thêm dự án Bình Dương tại đây: https://diaocgoldenreal.net/dat-nen-golden-city-my-phuoc-3-binh-duong-219.html